Khám phá lịch sử các làng nghề gốm sứ Bình Dương

Khám phá lịch sử các làng nghề gốm sứ Bình Dương
Ngày: 07/08/2023 03:51 PM

    Lịch sử các làng nghề gốm sứ Bình Dương

    Theo một số thông tin sử liệu cho biết, nghề gốm sứ Bình Dương bắt đầu hình thành và phát triển vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Ở giai đoạn đầu các sản phẩm chính của nghề gốm Bình Dương là tô, chén, lu, vại, nồi đất, bình trà,... Các sản phẩm này đều mang phong cách của gốm Phúc Kiến. 

    Lịch sử phát triển của gốm Bình Dương có thể chia thành 4 giai đoạn:

    1. Giai đoạn hình thành và phát triển (1867 - 1945): Trong giai đoạn này toàn tỉnh lúc đó có khoảng 40 lò gốm. Và xưởng gốm lớn nhất là xưởng gốm ở Lái Thiêu. Đây là nơi sản xuất đồ gốm chính yếu phục vụ cho cả xứ Nam Kỳ.
    2. Giai đoạn thịnh vượng (1945 - 1975): Trong giai đoạn này, gốm Bình Dương đã bắt đầu sản xuất thêm gốm sứ trang trí nhằm đáp ứng cho nhu cầu cao cấp trong và ngoài nước.
    3. Giai đoạn ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (1975 - 1986): Lúc này, gốm sứ Bình Dương đã bước vào giai đoạn chuyển đổi công nghệ sản xuất hiện đại. Hầu hết các lò nung truyền thống dần bị thay thế bằng lò nung điện. Yêu cầu về mẫu mã sản phẩm, hoa văn trang trí nghệ thuật, màu men, chất men, chất lượng sản phẩm tổng thể đều được nâng cao hơn. Đây cũng là giai đoạn khó khăn của các lò gốm nhỏ lẻ.
    4. Giai đoạn tái phát triển mở rộng (1986 đến nay): Bình Dương đã có nhiều thương hiệu gốm nổi bật như Minh Long, Minh Phát, Cường Phát,... Sản phẩm đẹp, chất lượng cao nên rất được ưa chuộng ở thị trường Châu Âu, Nhật, Mỹ,...

    Sản phẩm gốm sứ truyền thống của Bình Dương (Ảnh sưu tầm)

    Quy trình sản xuất gốm sứ tại Bình Dương

    Quá trình sản xuất gốm sứ trải qua rất nhiều bước chi tiết. Theo đó có thể chia thành 5 công đoạn chính gồm: 

    1. Công đoạn 1: Lựa chọn đất đầu vào và xử lý đất.
    2. Công đoạn 2: Tạo hình sản phẩm 
    3. Công đoạn 3: Trang trí sản phẩm. Công đoạn này gồm khá nhiều bước chi tiết gồm: nhúng men,vẽ, đắp nổi hoa văn,....
    4. Công đoạn 4: Hoàn thiện sản phẩm giai đoạn 1. Ở công đoạn này sản phẩm gốm sẽ được nung ở nhiệt độ thấp và tráng men. 
    5. Công đoạn 5: Hoàn thiện sản phẩm lần 2. Ở công đoạn này gốm sẽ được nung ở nhiệt độ cao theo tiêu chuẩn nhất định.

    Địa danh các làng nghề gốm sứ Bình Dương

    Hiện nay, tỉnh Bình Dương còn 3 làng nghề gốm sứ gồm: 

    Làng gốm Tân Phước Khánh

    Làng gốm Tân Phước Khánh tọa lạc tại Thị xã Tân Uyên, Tp. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

    Nét đặc trưng của gốm Tân Phước Khánh truyền thống là lớp men được tráng với sắc xanh lục đậu hoặc màu da lươn. Các sản phẩm chính của làng nghề này là chén (bát), tô, ấm chén, chậu hoa, bình, lục bình,...

    Làng gốm Tân Phước Khánh (Ảnh sưu tầm)

    Làng gốm Lái Thiêu

    Làng gốm Lái Thiêu tọa lạc tại Phường Lái Thiêu, Tp. Thuận An, tỉnh Bình Dương. 

    Trong giai đoạn hoàng kim ở thế kỷ XX, gốm Lái Thiêu tập trung sản xuất các sản phẩm gia dụng. Như: tô, tộ (tô lớn), chén (bát), lu, khạp, đồ thờ cúng, đôn, chậu, heo đất,... Ngày nay, chỉ còn một số ít gia đình giữ nghề truyền thống và mặt hàng chính yếu là chậu và heo đất. 

    Làng gốm Lái Thiêu (Ảnh sưu tầm)

    Làng Gốm Bà Lụa

    Làng gốm Bà Lụa còn có tên gọi khác là làng gốm Chánh Nghĩa. Làng gốm tọa lạc tại Phường Chánh Nghĩa, Tp. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

    Nét đặc trưng của gốm Bà Lụa là nước men. Các sản phẩm thường được tráng men trong hoặc men trắng đục. 

    Làng gốm Bà Lụa (Ảnh sưu tầm)

    Gốm sứ Bình Dương đã ứng dụng máy móc và sử dụng dây chuyền sản xuất hiện đại. Các sản phẩm gốm sứ cũng trở nên sắc sảo hơn. Nếu có dịp đến làng nghề gốm ở Bình Dương, bạn hãy mua một ít sản phẩm thủ công về làm quà cho người thân, bạn bè hoặc trang trí cho ngôi nhà bạn thêm xinh xắn nhé.

    Zalo
    Hotline
    0918 696 532
    Fanpage